Móng bè và các loại móng bè sử dụng trong công trình xây dựng

Nền móng là kết cấu xây dựng nằm phía dưới cùng của công trình có nhiệm vụ chịu tải và phân bổ tải trọng của công trình vào nền đất, giúp công trình giữ được sự chắc chắn và ổn định. Tùy thuộc vào đặc điểm của nền đất và quy mô xây dựng mà nhà thẩu sẽ lựa chọn các loại nền móng khác nhau như: móng băng, móng cọc, móng đơn hay móng bè… Trong bài viết này, xây nhà trọn gói sẽ giới thiệu đến bạn đọc về móng bè và kỹ thuật thi công móng bè trong thực tế.

Móng bè là gì?

Móng bè thuộc loại móng nông với chiều cao móng tiêu chuẩn khoảng 3.2m, chiếm toàn bộ diện tích xây dựng công trình. So với các loại nền móng khác thì  được đánh giá là loại móng an toàn, toàn diện được thiết kế để áp dụng cho các công trình có nền đất yếu, có nước hoặc công trình có kết cấu tầng hầm, kho, bể nước, hồ bơi, bể vệ sinh… Lúc này, kết cấu móng đóng vai trò chống thấm cho tầng hầm, giảm bớt áp lực nước ngầm. Với thiết kế đặc biệt, Móng bè có khả năng chịu lực và phân bổ đều tải trọng công trình cho nền đất và hạn chế tối đa các hiện tượng sụt lún công trình. Tuy nhiên là loại móng nông nên được khuyên áp dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp.

Phân loại móng bè

Móng bè có 4 loại cơ bản: móng bè dạng sàn phẳng, dạng sàn nấm, dạng kiểu sườn và kiểu hộp.

  • Móng sàn phẳng: Sử dụng phổ biến nhất với hệ số e = (⅙)l, khoảng cách giữa các cột l < 9m, trọng tải tiêu chuẩn 1000 tấn/ cột.
  • Móng sàn nấm: sử dụng cho công trình có yêu cầu về độ uốn lớn. Với những công trình không lớn, bản vòm sử dụng gạch đá xây, bê tông có e = (0,032 l + 0,030)m và độ võng vòm f=1/7l ~ 1/10.
  • Móng dạng sườn: Thông số tiêu chuẩn bề dày của móng kiểu sườn có e = (1/8)l ~ (1/10) , có khoảng cách của các cột là l > 9m. Có hai hình thức cấu tạo kiểu sườn là sườn nằm bên dưới có tiết diện hình thang và sườn nằm trên sàn.
  • Móng kiểu hộp: Đây là loại móng bè được sử dụng phổ thông nhất bởi sự tối ưu và khả năng phân bố lực đều nhất. Móng bè dạng hộp thích hợp cho nhà dân có từ 2 tầng trở lên. Mặc dù thế, móng bè kiểu này có trọng lượng khá nhẹ với độ cứng tốt. Vì thế độ phức tạp sẽ khó hơn và cần dùng thêm nhiều thép hơn.

Cấu tạo 

Bản móng được trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Móng bè được cấu tạo bởi một lớp bê tông được lót phía dưới có chiều dày khoảng 10cm, chiều cao 3.2m và kích thước dầm móng tiêu chuẩn 300*700mm. Thép bản móng gồm 2 lớp thép có đường kính Φ12a200. Thép dầm móng gồm thép đai và thép dọc có thông số đường kính lần lượt là Φ8a150 và 6Φ(20-22).

mong-be

Lưu ý khi sử dụng móng bè trong xây dựng

Móng bè là giải pháp tối ưu cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu, đọng nước hoặc công trình có kết cấu tầng hầm, bể bơi… tối ưu việc ngăn thấm nước và giảm áp lực nước ngầm. Tuy nhiên, là loại móng nông nên chỉ thích hợp với các công trình có tải trọng nhỏ, chiều cao công trình từ 1-4 tầng. Đối với các công trình lớn, sử dụng loại móng này không phải phương án thi công hiệu quả cho chủ thầu xây dựng vì chi phí xây dựng lớn do chiếm toàn bộ diện tích xây dựng công trình bên dưới. Trường hợp này, móng băng là lựa chọn phù hợp.

thi-cong-mong-be

Hơn nữa, loại móng này dễ bị lún không đều, khi bị lún thì hệ công trình khó trở về trạng thái cân bằng như ban đầu do sức đàn hồi của nền đất hạn chế. Móng bè được khuyên sử dụng tại các công trình có mật độ xây dựng không lớn và ít chịu áp lực hai chiều từ các công trình xung quanh.

Hy vọng qua bài viết này, Xây nhà trọn gói đã mang đến một số kiến thức hữu ích cho bạn đọc quan tâm.

Mọi yêu cầu tư vấn thi công xây dựng vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng PTA Việt Nam

Website: https://xaynhatrongoi.vn

Fanpage: Xây nhà trọn gói Hà Nội

Hotline: 0988 757 993

Chat Zalo
0988 757 993